Nước cốt dừa là một thành phần không thể thiếu khi chế biến các món ngon như bánh, chè, xôi, các món rim hay các loại thức uống giải khát. Hãy cùng tìm hiểu cách làm nước cốt dừa sánh đặc, thơm béo, ăn là nghiện ngay qua bài viết dưới đây.

1. Cách Làm Nước Cốt Dừa Sền Sệt, Ẩm Ăn

1.1. Cách Làm Nước Cốt Từ Dừa Tươi

Nước cốt từ dừa tươi

  • Lột vỏ dừa khô, sau đó chặt đôi dừa để lấy nước.
  • Chặt nhỏ vỏ dừa, bào sạch để giữ lại phần cơm dừa, sau đó bào sợi.
  • Cho phần cơm dừa vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
  • Lọc qua rây và bóp phần cơm dừa để lấy hết nước cốt.

Video hướng dẫn thực hiện

1.2. Cách Làm Nước Cốt Từ Dừa Nạo

Nước cốt từ dừa nạo

Nguyên liệu:

  • Dừa nạo: 330g
  • Nước ấm: 200ml
  • Bột năng: 2 muỗng cà phê
  • Muối: 1/5 muỗng cà phê

Cách làm:

  • Cho nước ấm vào dừa nạo, nhồi đều tay và lọc qua rây để lấy nước cốt.
  • Nấu nước cốt với muối.
  • Khi nước sôi, thêm bột năng đã pha với nước và khuấy đều tay.
  • Nấu thêm 1 – 2 phút cho đến khi nước cốt sánh lại, sau đó tắt bếp.

Video hướng dẫn thực hiện

1.3. Cách Làm Từ Nước Cốt Dừa Lon

Nước cốt dừa từ nước cốt dừa lon

Nguyên liệu:

  • Nước cốt dừa: 1 lon
  • Bột bắp: 2 muỗng canh
  • Muối hồng: 3/4 muỗng cà phê (có thể dùng muối thường với lượng ít hơn)
  • Đường: 4 muỗng cà phê

Cách làm:

  • Pha nước cốt dừa với ½ lon nước và nấu với lửa lớn.
  • Trộn đều bột bắp với ½ chén nước.
  • Cho bột bắp vào hỗn hợp nước dừa và khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sánh lại.
  • Thêm muối hồng và đường vào nước dừa, sau đó tắt bếp và để nguội.

Video hướng dẫn thực hiện

1.4. Cách Làm Nước Cốt Với Sữa Tươi

Nước cốt dừa với sữa tươi

Nguyên liệu:

  • Nước cốt dừa: 400ml
  • Nước dáo dừa: 1 lít
  • Sữa tươi: 1 chén
  • Đường: 2 muỗng cà phê
  • Bột năng: 1 muỗng canh
  • Muối: ½ muỗng cà phê
  • Lá dứa: 1 ít

Cách làm:

  • Vừa nấu vừa khuấy đều nước dạo, đường, muối và bột năng.
  • Khi hỗn hợp đã hơi sánh lại, thêm lá dứa vào để tạo mùi thơm.
  • Khi hỗn hợp sôi, cho sữa tươi và nước cốt dừa vào.
  • Đến khi nước dừa sánh và sôi trở lại, tắt bếp.

Video hướng dẫn thực hiện

1.5. Cách Làm Nước Cốt Với Sữa Đặc

Nước cốt dừa với sữa đặc

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: ¼ muỗng cà phê
  • Bột năng: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 20ml
  • Nước cốt dừa: 200ml
  • Whipping cream: 10ml
  • Sữa đặc: 25ml
  • Muối: ¼ muỗng cà phê

Cách làm:

  • Trộn đều nước lọc, bột gạo, và bột năng.
  • Nấu trên lửa nhỏ hỗn hợp nước cốt dừa, whipping cream, sữa đặc, và muối. Vừa nấu vừa khuấy đều.
  • Nấu đến khi hỗn hợp ấm nóng và có bọt khí sôi nhẹ.
  • Thêm từng chút phần nước bột vào, vừa thêm vừa khuấy đều cho đến khi đạt độ sánh mong muốn.
  • Tắt bếp và để nguội.

Video hướng dẫn thực hiện

2. Cách Bảo Quản Nước Cốt Dừa

  • Do nước cốt dừa chứa lượng chất béo cao, nên nhanh chóng đặt vào lọ hoặc hộp thủy tinh kín và để trong tủ lạnh để sử dụng dần trong khoảng 2 – 3 tuần.
  • Nên chia nhỏ nước cốt ra làm nhiều phần, sử dụng chỉ bấy nhiêu cần để không ảnh hưởng đến phần còn lại.
  • Nếu không sử dụng hết, nhanh chóng đặt vào tủ lạnh. Nếu để ở nhiệt độ phòng quá lâu, nước cốt dừa sẽ hỏng.

Bảo quản nước cốt dừa

3. Bí Quyết Để Có Món Nước Cốt Thơm Lừng

  • Khi nấu nước cốt, luôn khuấy đều.
  • Nấu nước cốt đến khi sánh vừa, không quá đặc. Vì sau khi để nguội, nước cốt sẽ đặc hơn so với khi nấu.
  • Nếu dùng nước cốt làm bánh, cần thêm đường, muối và bột nhiều hơn để có nước cốt sánh hơn khi dùng để nấu chè.
  • Không nấu đến khi sôi già, vì nước cốt sẽ chuyển hóa thành dầu dừa, mất đi mùi thơm, vị béo đặc trưng và dễ bị tách nước sau khi nấu.
  • Khi nước cốt gần đạt, có thể cho thêm hành hoặc lá dứa tùy khẩu vị để tạo mùi thơm.

Thêm hành hoặc lá dứa

4. Gợi Ý Món Ăn Kèm Cùng Nước Cốt Dừa

  • Khoai mì nước cốt dừa: Khoai mì hấp với nước cốt dừa có vị mềm dẻo của khoai mì kết hợp với vị thơm béo của nước cốt, được rắc thêm ít mè lên trên cho hương vị phong phú.
  • Chè sầu riêng nước cốt dừa: Nước cốt dừa là một thành phần không thể thiếu trong nhiều món chè, và chè sầu riêng là một trong những món ăn hấp dẫn nhất.
  • Cà ri nước cốt dừa: Cà ri gà hay cà ri dê ăn với bún hay chấm bánh mì là món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Nước cốt dừa làm tăng thêm vị béo của món ăn, tạo ra hương vị đậm đà, hơi cay kết hợp với chút beo béo.
  • Bánh chuối hấp nước cốt dừa: Món bánh chuối mềm ngọt kết hợp với vị béo ngậy của nước cốt dừa.
  • Tôm rim nước cốt dừa: Nước cốt dừa làm tăng vị béo và thơm ngon của món tôm rim, tạo hương vị đậm đà, ngọt béo và hấp dẫn.
  • Bánh tằm bì xíu mại nước cốt dừa: Bánh tằm dai, thịt xíu mại đậm đà, bì giòn sựt sựt, pha xíu nước mắm chua ngọt, chan thêm nước cốt béo thơm.
  • Bánh bò nước cốt dừa: Bánh bò thơm ngon với mùi béo ngậy của nước cốt, gắn bó với những kỷ niệm đẹp ở làng quê Nam Bộ.
  • Xôi lá dứa cốt dừa: Món xôi lá dứa thơm ngon, lá dứa thanh thanh kết hợp với cốt dừa béo ngậy tạo nên hương vị khó cưỡng.
  • Cà phê nước cốt dừa: Thay vì pha cà phê sữa, bạn có thể trung hòa vị đắng của cà phê bằng nước cốt dừa, làm vị béo của cốt dừa dịu đi, đậm hơn.

Cà phê nước cốt dừa

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách làm nước cốt dừa, cách bảo quản và những món ăn thơm ngon được làm từ nước cốt. Đừng quên tải app Vietnam Food để mua những nguyên liệu tươi ngon, chất lượng nhất từ siêu thị VinMart cho bữa cơm gia đình thêm phần trọn vẹn.