Nhãn có vị ngọt, dễ ăn, có thể ăn quả tươi, khô hoặc chế biến thành những loại đồ uống, thức ăn đa dạng, vừa ngon miệng lại đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g nhãn tươi ăn được (cùi nhãn):
Nước (Water ): 86.3g – Năng lượng: 48 Kcal ( 285kcal/100g nhãn khô) – Protein: 0.9g – Lipid: 0.1g – Glucid (Carbohydrate): 10.9g (65.9g/100g nhãn khô) – Celluloza (Fiber) : 1.0g – Calci (Calcium) 21 mg – Sắt (Iron): 0.40 mg – Magiê (Magnesium): 10 mg – Mangan (Manganese): 0.1mg- Phospho (Phosphorous): 12mg – Natri (Sodium): 26mg – Kẽm (Zinc): 0.29 mg – Đồng (Copper): 150 μg – Vitamin C (Ascorbic acid): 58 mg – Vitamin B1 (Thiamine): 0.03mg – Vitamin B2 (Riboflavin): 0.14mg- Vitamin PP (Niacin): 0.3 mg.
Nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng như năng lượng cao, giàu protein, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin C, B1, PP, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ, có lợi cho hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn…:
Giàu vitamin C: Nhãn giàu vitamin C (58mg/100g cùi nhãn) giúp đẹp da, tăng sức đề kháng chống lại các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh.
Cải thiện tuần hoàn máu: Nhãn tăng cường hấp thu sắt, giúp hạn chế bệnh thiếu máu.
Những người nên hạn chế ăn nhãn:
Nhãn có chứa một lượng chất đường lớn, chúng ta nên ăn với một số lượng vừa phải để tránh tăng đường huyết, đặc biệt với người có bệnh tiểu đường thì ăn nhãn không có lợi vì ăn nhãn khiến đường huyết tăng cao đột ngột rất nguy hiểm. Hơn nữa, người thừa cân, béo phì, người muốn giảm cân cũng nên hạn chế ăn nhãn.
Hoa quả nói chung là có lợi cho sức khỏe vì chúng có chứa các vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hóa… Mỗi loại hoa quả có những tác dụng khác nhau, vì vậy chúng ta nên ăn đa dạng các loại với số lượng vừa phải 200–300 g hoa quả/ngày. Đối với người béo phì, đái tháo đường nên hạn chế những hoa quả ngọt.