Cách nấu lẩu hải sản không quá khó để thực hiện. Chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và làm theo hướng dẫn, bạn sẽ có món lẩu hải sản ngon và chuẩn vị để thưởng thức cùng gia đình.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 500gr mực tươi
- 500gr tôm tươi
- 500gr ngao
- 500gr cá phi lê
- 2 bắp ngô non
- 1/3 quả dứa
- 3 quả cà chua
- 1 thìa bột me tươi
- 1 bó nấm kim châm
- 2 cái xương ức gà
- 1 ít giò cá viên
- Đậu phụ 3 bìa
- Vài bó miến hoặc mì tôm
- Rau cải chíp, rau muống, mồng tơi, cải thảo
- Gia vị khác gồm có: Hạt nêm, đường, nước mắm, chanh, hành khô, tỏi, muối, hạt tiêu, gừng, hành lá
Cách nấu lẩu hải sản
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Tôm cắt bỏ râu
- Mực bỏ phần vòi mực và xương ống màu trắng, thái lát vừa mỏng
- Cá phi lê thái lát vừa mỏng sau khi rửa sạch
- Ngao cho vào chậu nước ngâm để loại bỏ cát bẩn bên trong
- Rau muống, cải chíp, mồng tơi, nấm kim châm và các loại rau khác nhặt rửa sạch
- Ngô bóc vỏ rửa sạch cắt thành từng khoanh vừa miếng
- Đậu phụ cắt thành miếng vuông vừa ăn
- Miến ngâm nước cho mềm
Bước 2: Làm nước lẩu hải sản
- Rửa sạch xương ức gà và cho vào nồi hầm với 2 lít nước
- Khi nước sôi, gạt bọt sủi lên để nước trong
- Sau khoảng 45 phút, lọc lấy phần nước cho vào nồi lẩu và loại bỏ xương gà
- Phi hành tỏi với dầu ăn rồi cho cà chua vào xào qua
- Cho nước dùng gà đã chuẩn bị vào nồi cùng với bột me để có màu đỏ đặc trưng của món lẩu
- Đun dưới lửa vừa, nêm gia vị cho vừa ăn, thả những miếng dứa vào nước lẩu để có mùi thơm
- Rắc chút hạt tiêu và ít hành lá lên trên là hoàn thành
Bước 3: Làm gia vị chấm lẩu hải sản
- Băm nhỏ ớt, tỏi và gừng
- Kết hợp với nước cốt chanh, đường, muối, hạt tiêu trong bát nước tương, khuấy đều
- Nêm nếm cho đủ vị chua cay, rồi chia thành từng bát nhỏ cho mỗi người
Bước 4: Trình bày món ăn và thưởng thức
- Cho nồi lẩu hải sản ra giữa bàn ăn, đặt trên bếp điện
- Xếp đĩa rau, đĩa hải sản, miến và nước mắm đã chuẩn bị sẵn xung quanh bàn
- Khi nồi nước lẩu sôi trở lại, nhúng từng miếng đậu phụ cùng với ngô non vào nồi để nước lẩu thêm ngọt
- Khi các nguyên liệu trong nồi đã chín, thưởng thức cùng với nước chấm
Ngoài ra, bạn có thể thêm sa tế nếu thích ăn cay và các loại hải sản khác nếu muốn.
Lưu ý: Nước lẩu cần có màu đỏ đặc trưng từ cà chua hoặc sa tế. Nước phải trong và có vị chua từ me, thơm dịu từ dứa. Hải sản phải tươi sống và sơ chế không có mùi tanh. Rau nhúng lẩu nên chọn loại tươi và nhiều loại rau khác nhau để thêm phong phú cho lẩu.
Chúc bạn thành công trong việc thực hiện món ngon này để chiêu đãi cả gia đình!